21:26 ICT Thứ năm, 30/11/2023
"Chào mừng các bạn đến với website trường THPT TRẦN THỊ DUNG thị trấn Hưng Nhân- Hưng Hà-Thái Bình        Học để biết , học để làm , học để chung sống , học để làm người       Trường THPT TRẦN THỊ DUNG phấn đấu nhà trường văn hoá , giáo viên mẫu mực , học sinh thanh lịch

Danh mục đoàn thể

Phòng học chức năng

Tin đoàn thể

Thăm dò ý kiến

Bạn có nhận xét gì về website mới của trường

Website rất đẹp

Website đẹp

Website bình thường

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 2


Hôm nayHôm nay : 366

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 6735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 820809

Trang nhất » Giới thiệu

Đền thờ Bà Trần Thị Dung.

 

 

BÀ TRẦN THỊ DUNG

(Linh từ quốc mẫu)

  • Bà là con gái Trần Lý - một người đứng đầu dòng họ Trần ở vùng Ngự Thiên. Trần Lý sinh được 4 người con: Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và Trần Tam Lương. Trần Thị Dung sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thế lực về kinh tế, được triều thần trọng nể. Anh trai là một danh thần của triều đình, cùng với em họ là Trần Thủ Độ.  Bà là người thông minh, nhanh nhẹn và có trí đức uyên tuyền. Bà được cha giao cho quản lý một hương ấp nhỏ đó là Ấp Ngừ (làng Ngừ - xã Liên Hiệp ngày nay).
  • Do đất nước loạn li, sự khủng hoảng về kinh tế - chính trị đầu Thế kỷ XIII đã đẩy đất nước tới bước ngoặt mới. Hoàng tử Sảm - con Vua Lý (sau lên ngôi lấy miếu hiệu là Lý Huệ Tông). Lúc đó Hoàng tử Sảm mới 15 tuổi, lánh nạn ở vùng Hải Ấp (Lưu Xá, Canh Tân, Hưng Hà ngày nay). Thiên tình sử của hoàng tử và người con gái họ Trần (Trần Thị Dung) tài ba quốc sắc đã bắt đầu; không nghi lễ theo nghi thức quốc triều, không phong chức tước cho Trần Thị Dung. Tình duyên của Bà không được triều đình chấp nhận, nhưng từ đây, Bà đã bắt đầu bước vào con đường hoạt động chính trị giúp chồng giữ vững xã tắc. Tháng 3 năm 1210 bà chia tay chồng về quê Lưu Xá, cũng là năm cha bà là Trần Lý bị tử trận. Tháng 10 năm 1210, vua Lý Cao Tông chết, Thái tử Sảm lên ngôi vua Lý lấy miếu hiệu là Lý Huệ Tông. Tháng 2 năm 1211, bà được phong là Nguyên Phi.
  • Từ đầu năm 1213 đến mùa xuân năm 1216, bà sống trong nanh vuốt của những mưu toan đố kị, cuộc sống thăng trầm trong vương triều. Dù bị giáng từ chức Nguyên Phi xuống Ngự nữ, phong từ Ngự nữ lên Phu nhân, Bà vẫn bình tĩnh vượt qua.
  • Tháng 6 năm 1216, Bà sinh công chúa Thuận Thiên. Tháng 9 năm 1218 bà sinh công chúa Chiêu Thánh (sau là Lý Chiêu Hoàng).
  • Từ năm 1217, vua mắc bệnh, mọi việc giao cho Trần Tự Khánh (là anh trai Bà). Năm 1223, Trần Tự Khánh chết. Năm 1224, bệnh vua ngày càng tăng nặng, Trần Thủ Độ được uỷ nhiệm chỉ huy. Thực tế quyền hành đã thuộc về tay họ Trần. Trong tình hình ấy Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái thứ hai là Lý Chiêu Hoàng lúc đó mới 6 tuổi. Ngày 06 tháng 01 năm 1226, sau 2 năm ngồi trên ngai vàng Lý Chiêu Hoàng đã trút bỏ áo Ngự dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, mời Trần Cảnh – con trai lớn của Trần Thừa cũng là chồng Lý Chiêu Hoàng lên ngôi Hoàng Đế, hợp thức hoá sự thống trị của triều đại mới, triều đại nhà Trần, thay thế cho Triều Lý đang trên đà suy vong.
  • Từ đó, Trần Thị Dung là người trong hoàng tộc, đứng ra thu xếp mọi bất bình trong Nội tộc, Hoàng tộc tránh được sự đổ máu không cần thiết, củng cố niềm tin và đoàn kết chống thù trong giặc ngoài, xây dựng vương triều, phát triển kinh tế xã hội.
  • Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược thắng lợi, Bà có công lao rất lớn, đã bình tĩnh ứng phó kịp thời với mọi tình huống phức tạp nhất có thể xảy ra trong công việc vô cùng nặng nề này như: Đoàn kết nội bộ vương triều, Tập hợp tướng lĩnh xuất quân, Thu thập vũ khí, lương thực, quân trang cho quân đội chống giặc ngoại xâm.
  • Năm 1259 Bà mất; thể theo nguyện vọng của Bà, hoàng tộc nhà Trần đã đưa Bà về chôn cất tại Phủ Ngừ (nay là xã Liên Hiệp - huyện Hưng Hà).
  • Dù ở bất kì vị trí nào, từ Nguyên phi giáng xuống Ngự nữ, khi phong Phu nhân hay Hoàng hậu triều Lý, Bà vẫn luôn hướng về mục đích xây dựng đất nước vững mạnh, Bà luôn là hạt nhân củng cố giữ vững đoàn kết nội bộ vương triều. Sự chuyển giao thống trị từ triều Lý sang triều Trần là sự chuyền giao tốt đẹp, từ một triều đại Lý suy vong sang triều Trần trẻ trung dồi dào sức sống.
  • Trong bức đại tự tại ngôi đền thờ Bà ở làng Ngừ có 4 chữ: “Đức, Trí, Uyên, Tuyền”; đó là sự đánh giá đủ nhất về con người Trần Thị Dung. Vua Trần phong tặng “Linh Từ Quốc Mẫu”, thực là Trời đã sinh ra Linh từ cốt để mở nghiệp nhà Trần như lời sử gia Ngô Sĩ Liên thời ấy ca ngợi.
  • Bà được nhân dân tôn thờ và xây dựng Đền thờ Bà Trần Thị Dung tại làng Ngừ _xã Liên Hiệp _huyện Hưng Hà _Tỉnh Thái Bình..
 

Tin mới nhất

global html

sgd
sc
qh
Hhh